Trên thế giới, dân chơi nghệ thuật, người hâm mộ bóng chày, nhà sưu tầm….đang đua nhau đổ hàng triệu USD để mua được các vật phẩm đại diện bằng chuỗi mã NFT. Vậy, NFT là gì? NFT đang khiến thế giới “phát cuồng” như thế nào?
Chỉ trong vài tuần, cụm từ NFT đã trở thành chủ đề bàn luận của nhiều hội nhóm công nghệ và xuất hiện tràn ngập trên Internet. Dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain, mọi thứ đều có thể được giao dịch dưới dạng NFT. NFT là gì? Giải mã sự đặc biệt hơn cả Bitcoin của NFT.
>>> Coin98 Wallet là gì? Cẩm nang sử dụng ví Coin98 từ A – Z
NFT là gì? Tổng quan về hệ sinh thái NFT hiện tại
NFT là gì? là thuật ngữ viết tắt của “Non-fungible Token – Token không thể thay thế” là một loại tiền mã hóa độc nhất. Là một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ Blockchain, có chữ ký số của người sở hữu. Nó có thể là Utility Token, Security Token….tài sản kỹ thuật số và phân loại của chúng đang phát triển cùng với công nghệ mã hóa và Blockchain.
Thời kỳ đầu của NFT gắn liền với cái tên CryproKitties từng dậy sóng thị trường khi làm nghẽn mạng Ethereum cuối năm 2017. Giờ đây sau hơn 3 năm lớn mạnh, hệ sinh thái NFT đã dần hoàn thiện hơn với nhiều mảnh ghép đa dạng.
NFT thường được dùng trong lĩnh vực kinh tế, có nghĩa là các đơn vị riêng lẻ của một tài sản có thể thay thế và về cơ bản, không thể phân biệt được với nhau. Tương tự như mua Bitcoin, người chơi không quan tâm mình nhận được đồng nào mà chỉ nhắm đến giá trị của nó. Đây là đặc điểm bắt buộc với một tài sản hoạt động như một phương tiện trao đổi.
NFT về cơ bản là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép. Nó được lưu trữ trong một blockchain và được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử. Nhờ vào bản chất an toàn của công nghệ blockchain, hồ sơ về quyền sở hữu luôn có sẵn, không thể được sửa đổi và đảm bảo rằng chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm.
Nguồn gốc của NFT
Ý tưởng về NFT chắc chắn không phải là mới. Vào năm 2012, Yoni Assia lần đầu công bố Colored Coin trên Blockchain Bitcoin với giá chỉ một Satoshi, đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin. Mặc dù chưa phức tạp nhưng ý tưởng của Colored Coin cũng đã có nhiều điểm tương đồng với các NFT ở thời điểm hiện tại. Không may, Colored Coin ngay lập tức thất bại, bởi Bitcoin không được tạo ra để hỗ trợ loại hình này.
Vào năm 2014, một nền tảng tài chính ngang hàng với mã nguồn mở có tên Counterparty đã được xây dựng trên nền tảng của Blockchain Bitcoin, nhưng với nhiều cải tiến. Đây là một trong những nền tảng Bitcoin 2.0 đầu tiên và cũng là địa chỉ để người dùng tạo ra tiền tệ hoặc tài sản có thể giao dịch của riêng họ.
Năm 2017, một sự thay đổi lớn diễn ra ở các nền tảng Token chạy trên Blockchain Bitcoin. Đó là sự xuất hiện của tiêu chuẩn ERC – 721, cho phép phát hành và giao dịch các tài sản trên Blockchain Ethereum. Như vậy, các nền tảng bên thứ ba như Cointerparty sẽ không còn cần thiết trong các giao dịch NFT nữa.
Ethereum hoàn thiện NFT và trở thành người dẫn đầu thị trường tài sản được lưu trữ trên Blockchain. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều người biết đến NFT nhờ vào Game nuôi mào ảo CryproKitties, cho phép người chơi nuôi, giao dịch mèo ảo bằng đồng Ether.
Non – Fungible Token hoạt động như thế nào?
Có nhiều Framework khác nhau để tạo và phát hành Non-fungible Token. Nhưng nổi bật nhất vẫn là ERC – 721, một tiêu chuẩn cho việc phát hành và giao dịch các tài sản non – fungible trên Blockchain.
Một tiêu chuẩn mới và cải tiến hơn ERC – 1155. Nó cho phép một Contract duy nhất chứa cả Fungible Token và Non – fungible Token. Việc tiêu chuẩn hóa việc ban hành NFT cho phép mức độ tương tác cao hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dùng. Về cơ bản, các tài sản duy nhất có thể được chuyển giao giữa các ứng dụng khác nhau một cách dễ dàng.
Cũng giống như các Blockchai khác, NFT sẽ tồn tại trên một địa chỉ. Đáng chú ý là NFT không thể copy hoặc Transfer mà không có sự cho phép của chủ sở hữu, ngay cả bên phát hành NFT.
NFT có thể được giao dịch trong các thị trường mở, như OpenSea. Các thị trường này kết nối người mua với người bán và giá trị của mỗi Token là độc nhất. Đương nhiên, giá trị NFT chịu sự thay đổi theo quy luật cung và cầu trên thị trường.
ĐỂ BẮT ĐẦU KIẾM TIỀN VỚI THỊ TRƯỜNG CRYTO BẠN CẦN CÓ TÀI KHOẢN VÀ VÍ CHỨA COIN>>> ĐĂNG KÝ NGAY 1 TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ VỚI SÀN BINANCE TOP 1 THẾ GIỚI
Liệu NFT có giống với Coin không?
Khi bạn nắm giữ NFT và coin, bạn đều sở hữu hai loại tài sản trên chuỗi. Nói cách khác thì NFT và coin cùng chia sẻ các đặc tính của Blockchain: đó là phi tập trung và ẩn danh. Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu trữ NFT trên ví Blockchain, lấy ra mua bán tương tự như Coin. Thị trường NFT hiện đã phát triển với nhiều Marketplace – chợ buôn bán có đủ các loại để chúng ta tìm kiếm, sưu tầm.
Có thể nói, đầu tư Coin nhiều nét tương đồng với giao dịch Forex hay cổ phiếu, thì chơi NFT được ví như thú sưu tầm đồ cổ, đồ quý hiếm thời 4.0. Giao dịch Coin có sức thanh khoản cực tốt nhưng 1 Coin thì lại không có tính độc nhất. Ngược lại, NFT thì có tính quý hiếm độc nhất. Một chú mèo ảo trong CryproKitties là độc nhất vô nhị, mỗi con chỉ có một nhận dạng duy nhất, không trùng lặp. Mẫu chốt nằm ở việc NFT không thể chia nhỏ và không thể thay thế (non – fungible) – đặc điểm tạo nên giá trị độc nhất của nó.
NFT được sưu tầm với độ quý hiếm mặc định. Qua thời gian sẽ tích lũy giá trị với kỳ vọng lần giao dịch tiếp theo có giá cao hơn lần trước. Bởi lẽ, bản chất của việc sưu tầm nằm ở sở thích và cảm quan thẩm mỹ mỗi cá nhân. Từ đó mới có sức ảnh hưởng lớn hơn tới thị hiệu của một cộng đồng chơi NFT.
Vai trò của NFT trong DeFi
Theo các chuyên gia, chính mô hình DeFi đã giúp cho NFTs trở nên hot. Nó đã giải phóng NFTs khỏi bị coi là một đề xuất đắt tiền. NFT cũng giúp mở rộng thị trường tài sản thế chấp trong DeFi. Một nền tảng cho vay và cho mượn DeFi yêu cầu tài sản thế chấp. Các tài sản thế chấp này thường là các khoản nắm giữ tiền điện tử.
Với sự ra đời của NFT, giờ đây người ta có thể đưa các loại tài sản khác làm tài sản thế chấp. Ví dụ mỗi tác phẩm nghệ thuật hoặc một tài sản bất động sản có thể được mã hóa dưới dạng NFT và được đưa vào làm tài sản thế chấp.
Việc sử dụng NFT cũng vượt ra ngoài lĩnh vực tài sản thế chấp. Nó có khả năng đại diện cho các sản phẩm tài chính phức tạp hơn. Những sản phẩm này có thể là nảo hiểm, trái phiếu hoặc quyền chọn. Trong bảo hiểm, mỗi hợp đồng được chuyển đổi thành NFT. Các NFT này có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Một mô hình DeFi khác đã được áp dụng trong thế giới NFT trong việc phát hành token quản trị. Nhiều nền tảng và thị trường NFT đã bắt đầu phát hành và phân phối token của họ.
Tiềm năng của NFT là gì?
Có thể nói, chưa có một đồng coin nào có thể tạo lợi nhuận kỷ lục 100.000% trong 3 ngày như NFT. Như Bức tranh “Trump” từ Hashmasks. Sự khan hiếm của các NFT độc lạ có tiềm năng tăng giá đến không tưởng.
Công nghệ Blockchain cho phép thú sưu tầm 4.0 giờ đây minh bạch và thuận tiện hơn. Bạn có thể truy xuất nguồn gốc, xác nhận chủ nhân bức tranh giá trị cả tỷ đồng chỉ với vài cú Click chuột cực kỳ đơn giản. Thậm chí lịch sử giao dịch của nó đều được ghi lại trên chuỗi. Yếu tố hàng giả hàng nhái bị loại bỏ hoàn toàn.
Việc Token hóa các tài sản trên chuỗi mở ra khả năng lưu trữ an toàn, bảo mật và hiệu quả hơn so với việc thú sưu tầm đồ truyền thống. Bằng chứng là các nhà đấu giá danh tiếng như Christie’s đang chào bán những NFT đầu tiên. Hơn hết là lợi ích từ việc thanh toán xuyên biên giới bằng tiền mã hóa sẽ giúp chi phí giao dịch thấp hơn và thời gian chờ ngắn hơn các phương pháp truyền thống.
Các Non-fungible Token thêm tiềm năng cho việc tạo security token, mã hóa cả tài sản kỹ thuật số. Security token này là non-fungible thì quyền sở hữu tài sản hoàn toàn có thể theo dõi. Việc áp dụng thêm NFT có thể là chứng nhận chứng chỉ, giấy phép phần mềm, bảo hành, hoặc cả giấy khai sinh và chứng tử. Nó thể được lưu trữ trong ví kỹ thuật số để dễ dàng truy cập và đại diện.
Đặc tính nổi bật của NFT là gì?
NFT là cách để lưu trữ các tệp tin trên các Blockchain, nên chúng sở hữu các đặc điểm cơ bản của Token trên Blockchain nói chung và các đặc điểm của NFT nói riêng nhé.
Đặc tính “KHÔNG”
Đặc tính “KHÔNG” của NFT là gì? Bao gồm những gì? Tham khảo ngay bên dưới:
- Không thể phân chia: NFT là một tài sản nguyên vẹn không thể chia nhỏ. Khác với các loại tiền mã hóa như Bitcoin hay Ether đều có thể bị chia nhỏ và giao dịch dưới dạng phân số.
- Không thể phá hủy hay làm nhái: Mỗi NFT đều độc nhất vô nhị. Tất cả dữ liệu NFT được lưu trữ trên nền tảng Blockchain thông qua hợp đồng thông minh ( Smart Contract). Không phụ thuộc vào bất kỳ công ty nào. Các tác phẩm nghệ thuật số đều được mua bán dưới dạng NFT sẽ luôn là bản gốc, là duy nhất và không có bản sao thứ hai.
- Không cần được cấp phép: Đây là đặc điểm tùy loại NFT. Nếu NFT đó được tạo ra ở trên một mạng lưới Blockchain mở, thì NFT đó cũng thừa hưởng đặc tính của mạng lưới là có thể được truy cập tùy ý.
Đặc tính “CÓ”
- Có thể xác minh: Nhờ vào việc lưu trữ di chuyển quyền sở hữu trên Blockchain, không cần bên thứ ba hay chuyên gia tham gia xác thực mà bất kỳ ai cũng có thể truy ngược lại nguồn gốc người tạo ra tác phẩm.
- Có tính độc nhất: Các Token này là độc nhất, kể cả những người khác có tạo ra những tập tin y hệt thì chúng vẫn khác với những tập tin được tạo ra từ trước đó.
- Có tính vĩnh cửu: Sự tồn tại của những Token này là vĩnh viễn, kèm theo các thông tin trong Token đó. Ví dụ như các tin nhắn, bức ảnh, âm thanh, hay các loại dữ liệu….
- Có thể được lập trình: NFT cũng là các dòng Code trên Blockchain, và luôn luôn có thể xác minh được tác giả của NFT. Kể cả các tác phẩm đó có qua tay bao nhiêu người sử dụng đi chăng nữa.
- Có tính sở hữu: Những người sở hữu NFT đều có toàn quyền quyết định sở hữu và sử dụng NFT đó.
NFT có thể dùng để làm gì?
NFT có thể được sử dụng để phát hành các mặt hàng kỹ thuật số cũng như bộ sưu tập tiền điện tử độc nhất. Những Token này có thể là một vật phẩm sưu tầm, một sản phẩm đầu tư hoặc một thứ gì đó khác. Ngoài ra, nó còn có thể áp dụng trong các giao dịch vật phẩm game. Trong khi nhiều trò chơi trực tuyến đã có nền kinh tế riêng cho người chơi mua bán. Việc sử dụng Blockchain để mã hóa hàng trong trò chơi sẽ là một bước tiến lớn trong nền kinh tế tiềm năng này.
Trên thực tế, việc sử dụng NFT có thể giải quyết hoặc giảm vấn đề lạm phát phổ biến mà nhiều trò chơi gặp phải. Một cách sử dụng NFT thú vị khác là mã hóa các tài sản trong thế giới thực. Các NFT này có thể đại diện cho các phần nhỏ của tài sản trong thế giới thực. Điều này có thể tăng tính thanh khoản cần thiết cho nhiều thị trường ít người quan tâm như đồ mỹ nghệ, tranh ảnh, đồ sưu tầm quý hiếm.
Nhận dạng kỹ thuật số cũng là một lĩnh vực có thể được hưởng lợi từ các đặc điểm của NFT. Lưu trữ dữ liệu nhận dạng và quyền sở hữu trên Blockchain sẽ tăng cường quyền riêng tư và tính toàn vẹn của dữ liệu cho nhiều người dùng.
Ứng dụng của NFTs
Có thể nói, NFT có thể ứng dụng rất đa dạng vào nhiều lĩnh vực:
+ Nghệ thuật: Các nghệ sĩ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ bản quyền, từ Hội họa, Âm nhạc cho đến điện ảnh. Việc ứng dụng NFT, 1 người có thể mua 1 bức tranh, đem nó lên thế giới ảo, gắn nó vào Blockchain để chứng minh quyền sở hữu của mình. Thậm chí người tạo ra tác phẩm đó còn có thể code để cứ mỗi lần tác phẩm đó được giao dịch, họ sẽ nhận được 1 phần phí.
+ Gaming: Một trong những mảng ứng dụng NFTs nhiều nhất. Gaming có lẽ là chỗ mà NFT tỏa sáng. Với NFT, bạn có thể thực sự sỡ hữu nhân vật trong game, hay các mồn đồ trong game mà mình chơi. Bạn cũng có thể dễ dàng giao dịch chúng mà không gặp vấn đề gì cả.
+ Tài sản ảo: Bạn có thể sở hữu các mảnh đất ảo trên nền tảng của họ. Gọi là ảo nhưng chúng có giá trị lẫn tác dụng thật. Ví dụ khi sở hữu một mảnh đất trên SAND, bạn được quyền xây dựng cả 1 thế gưới game ở trên đó. Mỗi LAND trong Sandbox lại có vị trí lẫn tác dụng riêng, khiến chúng ĐỘC NHẤT và CÓ GIÁ TRỊ.
+ Tài sản thật: Đây là một ứng dụng tương lai của Blockchain cũng như NFTs nói riêng. Tuy nhiên, trong tương lai chúng ta có thể đem tài sản như đất đai lên Blockchain, mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFTs.
Tại sao NFT lại có giá trị và đắt như vậy?
NFT là gì? Tại sao NFT lại có giá trị? Bởi mỗi vật phẩm đều là độc nhất nên NFT có giá trị sưu tầm cực lớn. Ngoài ra, các game thủ và các nhà đầu tư có thể kiểm tiền qua NFT bằng cách bán vật phẩm trong Game, trong những sòng bạc ảo như The Sandbox.
Khả năng sử dụng của NFT không nằm ở những vật phẩm như bức tranh, bài hát hay dòng Tweet mà nằm ở quyền sở hữu độc quyền chúng. Được chứng nhận bởi chuỗi mã NFT. Nhờ đó mà món hàng trở thành duy nhất. Chỉ người mua NFT mới sở hữu quyền đối với vật phẩm gốc, dù có vô số bản sao trôi nổi miễn phí trên Internet.
Khi bán, các tác phẩm dưới dạng NFT không cần thông qua bên thứ ba (như sàn đấu giá, phòng trưng bày….). Điều này sẽ giúp các nghệ sĩ tiết kiệm được một phần lợi nhuận đáng kể. Mỗi lần tác phẩm được trao tay cho chủ sở hữu mới sẽ nhận được tiền bản quyền.
Chúng tôi đưa ra một ví dụ là game thủ đã bán hàng loạt lô đất trong Decentraland với giá 80.000 USD. Hay một nhà đầu tư đã mua đoạn đường đua trong game F1 Delta Time dưới dạng NFT. Người này sẽ nhận được cổ tức 5% từ các cuộc đua diễn ra trên đoạn đường này, bao gồm cả vé vào cửa.
Ý tưởng về NFT như một danh mục đầu tư
Ý tưởng về NFT như một danh mục đầu tư đã được công nhận rộng rãi hơn. Nó được xúc tác bởi RARI Liquidity Mining và sự hiểu biết mới về các ứng dụng tiềm năng của kỹ thuật số quyền sở hữu thông qua NFT.
Hiện tại có một số danh mục lớn để tận dụng sự phát triển của NFT như sau:
- Bộ sưu tập và NFT riêng lẻ
- Sản phẩm tài chính, phái sinh và chỉ số NFT
- Token nền tảng layer-1 và layer-2 hỗ trợ các giao thức và dự án dựa trên NFT
- Governance token nền tảng NFT
- Social token liên quan đến NFT
- Nền tảng và cơ sở hạ tầng NFT
Các dự án phổ biến về ứng dụng NFT
Các dự án phổ biến về ứng dụng NFT cũng được người dùng quan tâm nhiều như NFT là gì. Sau đây là một số dự án phổ biến, mời bạn tham khảo!
Axie Infinity
Axies, Lands và các vật phẩm trong trò chơi khác là NFT hiện được triển khai trên Loom Network và sẽ được chuyển sang Sidechain Ronin của nền tảng để mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ronin là một sidechain dành riêng cho ứng dụng được thiết kế đặc biệt cho Axie Infinity và hiện đang ở trong testnet.
Decentraland
Decentraland là một thế giới thực tế ảo phi tập trung, nơi người chơi có thể sở hữu và trao đổi các mảnh đất ảo và các vật phẩm NFT trong game. Crytovoxels cũng tương tự, nơi người chơi có thể xây dựng, phát triển và trao đổi tài sản ảo.
Gods Unchained
Gods Unchained là một trò chơi thẻ thu kỹ thuật số. Trong đó thẻ được phát hành dưới dạng NFT trên Blockchain. Vì mỗi thẻ kỹ thuật số là duy nhất, người chơi có thể sở hữu và giao dịch chúng cùng mức sở hữu.
My Crypto Heroes
My Crypto Heroes là một game nhập vai nhiều người chơi. Người chơi có thể tăng cấp các anh hùng lịch sử thông qua nhiệm vụ và trận chiến. Các anh hùng và vật phẩm trong trò chơi được phát hành dưới dạng các Token trên Blockchain Ethereum.
Binance Collectibles
Binance Collectibles được phát hành với sự hợp tác của Binance và Enjin trong những dịp đặc biệt. Nếu muốn sở hữu, hãy theo dõi Binance trên twitter và tìm kiếm những món quà.
Crypto Stamps
Crypto Stamps được phát hành bởi dịch vụ Bưu chính Áo và kết nối thế giới kỹ thuật số với thế giới thực. Những con tem này được sử dụng để vận chuyển thư giống như bất kỳ con tem nào khác. Chúng được lưu dưới dạng hình ảnh kỹ thuật số trên Blockchain Ethereum, khiến chúng trở thành một vật phẩm sưu tập kỹ thuật số có thể giao dịch được.
Hướng dẫn cách tạo NFT
Có rất nhiều cách để bạn có thể tạo được các NFT, nhưng vẫn phải trải qua các bước sau:
+ Đầu tiên, bạn xác định tệp tin nào muốn biến thành NFT. Có rất nhiều loại File có thể trở thành NFT, ví dụ như các tệp hình ảnh ( JPG, PNG…), các tệp âm thanh (MP3, MP4,…).
+ Sau đó, bạn cần tạo một ví Ethereum để truy cập vào các chợ NFT, và nạp một lượng Ethereum dùng để tạo NFT trên mạng lưới Ethereum.
+ Tiếp đến, bạn cần kết nối ví của mình với các chợ NFT như Rarible. Sau khi kết nối, bạn đã có thể truy cập tất cả tính năng cần thiết dùng để tạo ra, mua và bán các NFT.
+ Cuối cùng, bạn tải tệp tin của mình lên nền tảng và điền các thông tin cần thiết như miêu tả NFT, số bản bạn muốn tạo ra…và bắt đầu mint ra NFT đó. Với một lượng phí Ethereum để tạo ra NFT. Lượng phí này để xác nhận NFT này là một phần của mạng lưới Ethereum.
Các bước mua bán NFT như thế nào?
Các bước thực hiện cũng vô cùng đơn giản như sau:
+ Đầu tiên, bạn chắc chắn phải có ví tiền mã hóa để mua và lưu trữ NFT. Đương nhiên là ví phải có tiền.
+ Kết nối ví với nền tảng bán NFT bạn muốn mua. Khi thanh toán, hãy để ý phí giao dịch vì nhiều lúc, tiền gas trên Ethereum còn cao hơn tiền con thú mà bạn sắp nhận được.
+ Các token này sẽ về ví bạn. Với các ví Crypto có tích hợp cả Dapp sàn giao dịch NFT thì bạn có thể định giá đặt lệnh bán ngay, hoặc tích lũy chờ thời điểm chín muồi nhé…
Rủi ro từ NFT, bạn có biết?
Phí giao dịch NFT rất cao. Để chuyển quyền sở hữu NFT từ người tạo cho người mua phải trả 50 USD. Mỗi giao dịch như tạo NFT, đặt giá thầu, chuyển quyền sở hữu trên các khu chợ ảo như Rarible hoặc Opensea, người dùng sẽ phải chi một khoản tiền lớn và tạo ra lượng khí thải Carbon khổng lồ.
Một nhà phê bình cho rằng, NFT là một mốt đầu tư nhất thời, chỉ tồn tài trong khoảng thời gian ngắn ( 2, 3 năm) giống vụ nổ bong bóng ICO năm 2017. Thị trường NFT cũng còn rất mới và có nhiều rủi ro, cần phải trải qua nhiều chu kỳ khác nhau thì mới có thể thiết lập giá trị thực của chúng.
Sức hút lớn nhất của công nghệ này khi bất kỳ ai cũng có thể tạo ra NFT lại là một trong những điểm yếu của chính nó. Bất kỳ ai trên Internet đều có thể tạo NFT từ bất cứ thứ gì. Điều đó có nghĩ là có rất nhiều Token vô giá trị trên mạng. Sự khan hiếm của một vật phẩm không đảm bảo cho giá trị của nó sẽ tăng. Vậy nên, người chơi có thể chịu khoản lỗ nặng khi cơn sốt NFT này hạ nhiệt.
Thị trường NFT chịu sự biến động lớn là do chưa có bất kỳ cơ chế nào để giúp mọi người định giá tài sản. Trong năm 2020, giá trị của một số loại NFT phổ biến đã tăng khoảng 2.000%. Tuy nhiên, trong một thị trường mà nhiều người tham gia hoàn toàn có thể sử dụng tên giả, gian lận cũng là một loại rủi ro.
Có vấn đề hoặc tranh cãi nào xung quanh NFT hay không?
Khi bạn xem lại NFT từ ban đầu thì có một vấn đề xấu về NFT này là đạo đức, hậu cần và môi trường sẽ bắt đầu – phát sinh.
Nhiều người đã chỉ ra tác động sinh thái không tốt bằng sự bùng nổ trong việc đúc và giao dịch NFT sẽ xảy ra. Quá trình khai thác NFT bằng cách thêm mã thông báo vào các Blockchain, kết hợp với làn sóng giao dịch thương mại dẫn đến việc sử dụng năng lượng lớn. Nhân con số đó lên cấp độ thứ n, chúng ta đang có một hình thức hủy diệt môi trường sống của chúng ta.
Tùy chọn nghệ thuật bán của một người dưới dạng NFT có thể không phải là cơ hội dồi dào mà có tiềm năng. Trên Twitter, nghệ sĩ nghệ thuật số Rj Palmer đã cảnh báo các nghệ sĩ rằng có một tài khoản đang lấy cắp tác phẩm nghệ thuật của ông và bán dưới dạng NFT. Không có cơ quan nào thực thi hoặc điều tra để xem người tạo ra NFT đó có phải là người chủ sở hữu bản quyền hay không.
Chính tính ẩn danh tương đối của các giao dịch tiền điện tử đã tạo ra môi trường chín muồi cho việc khai thác, trộm cắp và gây hại.
TỔNG KẾT
Bên cạnh các ứng dụng tài chính thông thường, các bộ sưu tập kỹ thuật số đã mở ra con đường mới cho công nghệ Blockchain tiếp cận với người dùng. Bằng cách số hóa và đại diện cho các tài sản vật lý, NFT có tiềm năng trở thành một phần quan trọng không chỉ của hệ sinh thái Blockchain mà còn của nền kinh tế nói chung. Tiềm năng ứng dụng của NFT là rất lớn và nhiều nhà phát triển sẽ đưa ra những cải tiến mới, thú vị cho công nghệ này cho tương lai.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được NFT là gì cũng như những thông tin hữu ích về NFT. Còn thắc mắc nào bạn hãy comment ở bài viết bên dưới để dautukiemtien giải đáp ngay cho bạn nhé. Cũng đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin quan trọng về thị trường kiếm tiền online!