Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng cực kỳ phổ biến trong việc đo lường sự biến động của giá. Chỉ báo này sử dụng đơn giản nhưng mức độ hiệu quả lại không kém phần các chỉ báo hiện có khác. Vậy Bollinger Bands là gì? Cách tính Bollinger Bands ra sao? Sử dụng như nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Đối với những nhà giao dịch theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật thì chắc hẳn thuật ngữ Bollinger Bands đã không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên, với những người mới thì Bollinger Bands là gì sẽ còn rất mơ hồ. Chính vì lẽ đó mà dautukiemtien chúng tôi mang đến bài viết này, mọi thông tin về Bollinger Bands sẽ được giải đáp cụ thể và dễ hiểu nhất. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.
Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands hay vẫn thường gọi tắt là đường BB, là một bộ đo mức độ dao động của thị trường, chỉ ra rằng thị trường đang nằm ở điều kiện nào. Chỉ báo này được phát minh vào đầu những năm 1980 bởi nhà giao dịch và phân tích tài chính có tên là John Bollinger.
Ý nghĩa cụ thể của chỉ báo BB là thể hiện độ phân tán của giá xung quanh một giá trị trung bình theo cách rõ ràng nhất. Nó được xác định thông qua 3 yếu tố:
+ Đường SMA – Simple Moving Average ( dải giữa): Đường trung bình cộng SMA 20
+ Upper Band (dải trên): Dải giữa + 2 lần độ lệch chuẩn ( Standard Deviation)
+ Lower Band (dải dưới): Dải giữa – 2 lần độ lệch chuẩn ( Standard Deviation)
2 dải bên trên và bên dưới sẽ thể hiện sự biến động giá cả của thị trường. Khi giá cả biến động nhiều thì 2 dải có xu hướng mở rộng ra và thu hẹp lại khi giá cả thị trường ít biến động.
Đây là chỉ báo đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả rất lớn. Khi có công cụ này, chúng ta sẽ biết được thị trường đang trong tình trạng im ắng hay biến động. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm hiểu và sử dụng chỉ báo Bollinger Bands trong các giao dịch của mình.
Ý nghĩa của đường chỉ báo Bollinger Bands
Chỉ báo BB rất quan trọng khi hỗ trợ giúp nhà đầu tư ra quyết định vào lệnh hay ra lệnh. Đồng thời, nó cũng giúp xác định xu hướng giá cực kỳ tốt. Với Bollinger Bands, có 2 ý nghĩa quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm rõ là: sự thu hẹp và điểm Breakout.
(1)Sự thu hẹp
Là thời điểm và khi 2 dải trên dưới của đường Bollinger Bands di chuyển lại gần nhau và tiến về dải giữa. Sự thu hẹp này cho thấy thị trường đang biến động thấp. Điều này là dấu hiệu cho sự trở lại một mức độ biến động mạnh trong thời gian tới. Đây là thời điểm hoàn hảo để các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội, vào lệnh kiếm lời.
Ngược lại với sự thu hẹp và sự mở rộng. Có nghĩa là mức độ biến động sẽ càng giảm mạnh khi chuyển động rộng ra khỏi dải giữa, là tín hiệu thoát vị thế rất lớn.
Tuy nhiên thì nhà đầu tư không thể coi đây là tín hiệu để thực hiện các giao dịch bởi nó không thể dự báo thị trường giá tăng hay giảm trong thời gian tới được.
(2) Điểm Breakout
Đa số các nhà đầu tư hiện nay hiểu nhầm rằng điểm Breakout là tín hiệu để giao dịch. Tuy nhiên thì Breakout không cho thấy một dấu hiệu rõ ràng nào về việc giá sẽ tăng hay giảm.
Về cơ bản, chỉ báo này sẽ giúp nhà đầu tư biết về giá tài sản sẽ di chuyển như thế nào trong một vùng nhất định, nó sẽ khó có thể thoát ra khỏi vùng đó. Vậy nên, Bollinger Bands sẽ đạt hiệu quả cao khi đánh giá cho xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với những kết quả phân tích chính xác nhất.
Hạn chế của Bollinger Bands là gì?
Dẫu được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt cho các nhà đầu tư nhưng Bollinger Bands vẫn còn tồn tại một số hạn chế đáng phải kể đến như:
+ Không dự đoán được xu hướng Breakout của giá:
Nhìn chung, Bollinger Bands được thiết kế nhằm phân tích mang đến cho nhà đầu tư thông tin về sự biến động của giá chứ nó không phải là một hệ thống giao dịch độc lập. Chính người sáng lập của nó, ông John Bollinger cũng luôn khuyến khích người dùng nên sử dụng kết hợp đường Bollinger Bands với các chỉ số khác để đem lại sự chắc chắn hơn cho những quyết định đầu tư.
+ Không thể xác định được thời điểm quá mua/ quá bán kết thúc
Mặc dù chúng có thể thể hiện được thời điểm quá mua hay quá bán nhưng lại không xác định được lúc nào thời điểm đó sẽ kết thúc. Đó chính là lý do vì sao Stop Loss đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo tài sản của người đầu tư.
+ Trong một số trường hợp, BB không đưa ra được dữ liệu đáng tin cậy
Vì được tính toán thông qua SMA nên thông tin dữ liệu cũ và mới đều ngang nhau trên Bollinger Bands. Chính vì vậy mà thông tin sẽ bị pha loãng. Hơn nữa việc sử dụng SMA khác nhau cộng với độ lệch chuẩn khác nhau sẽ đem lại những ảnh hưởng nhất định cho người dùng trong quá trình quan sát thị trường.
3 cách sử dụng Bollinger Bands hiệu quả nhất
Hiện tại, Bollinger đã được tích hợp trên rất nhiều các trang web. Vậy nên, bạn chỉ cần truy cập vào trang web và tìm kiếm Bollinger Bands và thiết lập công cụ tùy theo mục đích là đã có thể quan sát, phân tích thị trường rồi.
Bollinger Bands là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào cho hiệu quả? Việc xây dựng chiến lược giao dịch trong đầu tư là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Dưới đây là 3 cách sử dụng Bollinger Bands cực hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo!
(1) Giao dịch trong kênh giá
Với cách thức này, bạn sẽ dùng dải trên của đường BB làm ngưỡng kháng cự còn dải dưới làm ngưỡng hỗ trợ để thực hiện các giao dịch trong kênh giá. Khi biến động giá chạm vào vùng hỗ trợ và kháng cự này thì giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức.
+ Vào lệnh mua khi giá chạm xuống Band dưới, bạn đặt Stop Loss 10 đơn vị giá dưới điểm mua, Take Profit khi giá chạm đường trung tâm.
+ Vào lệnh bán khi giá chạm vào Band trên, bạn đặt Stop Loss 10 đơn vị giá trên điểm bán, Take Profit khi giá chạm đường trung tâm.
Tuy nhiên, cách thức giao dịch này hiện vẫn đang tồn tại một số vấn đề như sau:
+ Nếu thị trường đang trong giai đoạn đi ngang thì rõ ràng phương pháp này rất phù hợp nhưng lại không đem lại mức sinh lời cao cho nhà đầu tư.
+ Nếu giá biến động ra khỏi dải BB thì sẽ hoạt động theo xu hướng mới. Những tín hiệu cũ trước đó không còn chính xác trong trường hợp này nữa.
+ Khi dải BB mở rộng ra, biến động giá tăng lên thì 1 xu hướng mới cũng được mở ra và những biến động trước đó sẽ khó xảy ra ở xu hướng này.
(2) Giao dịch ở điểm phá vỡ kênh giá
Sau khi Bollinger đi ngang kéo dài thì các biến động có giá cả ngắn hạn sẽ hoạt động thuận hơn. Tại những điểm đường giá sẽ tạo ra các điểm phá vỡ khỏi cận dưới và cận trên của dải BB thì sẽ tạo ra các giao dịch mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.
Bạn có thể hiểu như này: Khi thị trường dao động trong vùng biên độ nhỏ với khoảng thời gian dài thì sẽ báo hiệu một biến động mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Nhưng để xác định được sự biến động như nào thì không phải là điều dễ dàng nếu như bạn là một Trader mới còn non kinh nghiệm.
Hãy tham khảo ngay cách này nhé! Bạn hãy chờ một dấu hiệu Break out ra khỏi vùng tích lũy hẹp mà nó đã duy trì trong khoảng thời gian biến động trước đó rồi thực hiện:
+ Nếu giá Breakout đi lên khỏi vùng tích lũy hẹp đó thì bạn thực hiện lệnh mua.
+ Nếu giá Break out xuống khỏi vùng tích lũy thì hãy thực hiện ngay lệnh bán.
Nhưng với trường hợp này, khi giá đã Break out thì bạn không nên vào lệnh ngay lập tức. Bởi sự chênh lệch giữa lợi nhuận và rủi ro là mất cân bằng. Hãy kết hợp thêm một số chỉ báo khác để lựa chọn được thời điểm vào lệnh thích hợp, kiếm được lợi nhuận cao nhé.
(3)Thông qua biến động giá
Đây mà phương pháp được nhiều Trader sử dụng – xem xét những biến động giá. Hay các mô hình dễ thất bại khi xuất hiện biến động thấp xảy ra.
Bằng việc quan sát, thông qua sự biến động về giá sẽ giúp nhà đầu tư có thể nhận định được mức hỗ trợ, mức kháng cự, đường trung bình hay xu hướng biến động giá trong thời gian tới.
Nếu như mức giá không bị phá vỡ bởi những biến động mạnh thì các mốc hỗ trợ, kháng cự biến động hay mô hình tăng, đảo chiều sẽ suy yếu nhanh chóng
Như đã phân tích ở trên, cấu trúc của Bollinger Bands thì dải giữa của nó đơn giản là đường trung bình cộng SMA 20, thể hiện giá trị trung bình của 20 phiên liên tiếp. Nếu thị trường có xu hướng mạnh thì mỗi khi giá bật ra rồi quay về dải giữa thì nó sẽ lập tức bật ra để tiếp tục xu hướng.
Top chiến lược áp dụng Bollinger Bands chuyên sâu bạn nên biết!
Bolliger Bands là gì? Sau khi nắm vững những thông tin cơ bản về Bollinger Bands rồi thì đừng bỏ lỡ những chiến lược chuyên sâu mà dautukiemtien chia sẻ dưới đây để có quyết định đầu tư thành công nhé.
Kết hợp Bollinger Bands với RSI
Một chiến lược kết hợp giữa Bollinger với RSI đem lại hiệu quả rất lớn khi thị trường đã có những xu hướng xuất hiện rõ ràng và không có sự thay đổi nhiều. Khi kết hợp giữa BB với RSI thì bạn có thể nắm rõ được vùng quá mua, vùng quá bán và dễ dàng phân tích được giá trị của đồng coin tại thời điểm đó đang thấp hay cao.
Từ đó, việc vào lệnh mua hay thoát lệnh bán cũng trở nên dễ dàng khi bạn tìm được điểm mua bán thích hợp. Rõ ràng, khi kết hợp 2 chỉ báo này lại với nhau sẽ đem đến cho bạn điểm vào lệnh và thoát lệnh hợp lý hơn nhiều.
Bollinger Bands kết hợp với MACD
Trong khi Bollinger Bands đem lại cho người dùng những thông tin về biến động giá thì MACD lại đem đến những khả năng xu hướng hiệu quả từ những biến động giá đó. Việc kết hợp 2 chỉ báo này đem lại sự chắc chắn hơn trong giao dịch.
Cụ thể, 2 công cụ này sẽ giúp nhận định được giai đoạn này tăng tốc hoặc giảm tốc. Bên cạnh đó, nó cũng giúp nhà đầu tư dự đoán được khả năng xảy ra các cú Break out nữa. Chúng thường hoạt động theo quy trình 4 bước như sau:
Bước 1: Sử dụng MACD để xác định chính xác xu hướng giá
Bước 2: Thông qua MACD – Histogram để tìm ra được sự phân kỳ và có thị trường có khả năng diễn ra Break Out hay không.
Bước 3: Khi giá Break out dải giữa SMA20 thì lúc này bạn có thể tìm vị trí vào lệnh.
Bước 4: Dựa vào sự mở rộng của Bollinger Bands và MACD để xác định đúng Break out.
Bollinger Bands kết hợp với Price Action
Ngoài việc kết hợp với các Indicators thì nhà đầu tư có thể kết hợp Bollinger Bands với Price Action cùng các mô hình giá để có độ chính xác cao hơn. Khi giá gần đi đến một trong 3 dải Bollinger thì xuất hiện tín hiệu giá rõ rệt hơn…Lúc này, anh em có thể vào lệnh ngược lại để có tỷ lệ thắng cao hơn vì vào lệnh ở vùng hợp lưu.
Ví dụ chi tiết, mời bạn đọc quan sát Chart dưới đây:
Theo biểu đồ:
+ Sau một khoảng thời gian giá tăng mạnh thì bắt đầu hình thành nên các đỉnh thấp dần, các Swing Low sẽ có xu hướng được đẩy về vùng màu xanh lam ở phía dưới biểu đồ.
+ Ở vùng giá màu vàng là vùng giá mà 2 dãy Band của dãi BB đã co lại rất hẹp. Mặt khác, Volume từ khi đạt đỉnh thì giảm dần nên sự hứng thú của các Trader ở thời điểm hiện tại cũng giảm.
+ Qua những phân tích trên, bạn có thể mở các khung thời gian ngắn hơn là H4 để tìm thời điểm đẹp vào lệnh nhé.
Tổng kết
Về cơ bản, mọi chiến lược đều sẽ sở hữu nhiều ưu điểm và tồn tại nhược điểm và Bollinger Bands cũng không ngoại lệ. Dẫu vậy thì đây vẫn được xem là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật cực kỳ hữu ích và phổ biến trong những năm gần đây. Trader có thể tận dụng tối đa các điều kiện quá bán và kiếm lợi nhuận khi giá di chuyển ngược lên đường trung bình động.
Hi vọng rằng qua bài viết : “ Bollinger Bands là gì? 3 cách sử dụng hiệu quả nhất “ này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dãi Bollinger Bands cũng như cách dùng sao để hiệu quả nhất. Đừng quên kết hợp thêm một số chỉ báo để đảm bảo sự an toàn trong giao dịch và giúp bạn chiếm ưu thế trên thị trường nhé.