Lý thuyết Dow – Là một trong những nền tảng cơ bản của phương pháp phân tích kỹ thuật. Việc hiểu rõ lý thuyết Dow là gì hay nguyên tắc của nó vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư.
Nhắc đến lĩnh vực phân tích kỹ thuật, lý thuyết Dow được xem là tiền đề không thể bỏ qua cho mọi Trader. Chính vì vậy, trong bài viết này, dautukiemtien sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về lý thuyết Dow là gì cũng như đặc điểm, nguyên lý của nó, mời bạn cũng theo dõi!
Lý thuyết Dow là gì? Lịch sử hình thành và phát triển
Lý thuyết Dow được xem là những viên gạch đặt nền móng cho việc nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Nhờ vào lý thuyết này mà nhiều nhà đầu tư sẽ có thể nắm được các biến động về thị trường chung, các mã cổ phiếu hay các cặp tiền tệ trên thị trường. Về cơ bản thì sự tăng giảm của cổ phiếu,…cũng sẽ có chiều hướng giống với xu hướng thị trường. Vậy nên nếu phân tích kỹ thuật thì nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến xu hướng của thị trường chung.
Cha đẻ của lý thuyết Dow là Charles H.Dow. Lúc đầu thì lý thuyết này được ông nghiên cứu, phát hiện và viết ra dưới dạng lý thuyết cơ bản đăng trên tạp chí Wall Street Journal. Hai yếu tố mà ông tập trung phân tích đến gồm chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số đường sắt Dow Jones.
Điểm tiêu biểu nhất của lý thuyết này là đã nhấn mạnh vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia sẽ được thể hiện qua thị trường chứng khoán của nước đó. Thông qua đó, các nhà đầu tư đã dựa vào sự phân tích tổng thể để xác định sự biến động của thị trường.
Tuy nhiên, sự ra đời đột ngột của H.Dow vào năm 1902 thì lý thuyết này đã bị gián đoạn. Sau đó, William P.Hamilton – người cộng sự của ông đã giúp hoàn thiện lý thuyết Dow, được sử dụng cho đến nay.
6 Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Trong quá trình tìm hiểu lý thuyết Dow là gì thì bạn không thể bỏ qua những nguyên lý cơ bản của nó. Về cơ bản gồm những nguyên lý như sau:
Thị trường phản ánh tất cả
Đây là nguyên lý cơ bản nhất của lý thuyết Dow. Thị trường chính là “tấm gương” phản ánh của nền kinh tế. Các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô như thu nhập, lãi suất, lạm phát,…đều sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán cũng như tâm lý của nhà đầu tư.
Dựa vào những thông tin đó, nhà đầu tư có thể dựa vào đó để dự đoán xu hướng của thị trường. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ cần dựa vào những thông tin như lãi suất, lạm phát là đã có thể dự đoán được xu hướng tăng giảm của thị trường.
Ba xu thế của thị trường
Lý thuyết Dow là gì? Bao gồm xu hướng nào? 3 xu hướng cơ bản của thị trường chứng khoán:
Xu thế chính (dài hạn)
Hay vẫn còn là xu hướng cấp 1 có diễn biến từ 1 – 3 năm, đây là biến động chính của thị trường. Thông thường xu hướng chính là xu hướng mà các nhà đầu tư dài hạn quan tâm.
Nhìn chung, sẽ khó ai có thể xác định đúng và thao túng được chu kỳ giá của thị trường này.
Xu hướng phụ (trung hạn)
Là xu hướng cấp 2, sẽ diễn ra từ 1 – 3 tháng. Xu hướng này sẽ đi ngược lại với xu hướng cấp 1.
Chúng thường là những đợt giảm giá tạm thời hay còn được gọi là những đợt điều chỉnh ở thị trường tăng giá hoặc những đợt tăng giá tạm thời hay còn gọi là phục hồi ở thị trường giảm giá.
Đây chính là thời điểm, giai đoạn mà những nhà đầu tư dài hạn theo xu hướng chính vẫn luôn muốn tìm cơ hội mua được các mức giá thấp nhiều nhất có thể.
Xu hướng nhỏ (ngắn hạn)
Là xu hướng cấp 3, diễn ra vỏn vẹn trong 3 tuần. Xu hướng này cũng đi ngược lại với xu hướng cấp 2.
Nhà đầu tư thường sẽ dựa vào xu hướng chính để phân tích, đánh giá và tiến hành đầu tư. Những nhà đầu tư nếu tập trung vào xu hướng cấp 2 và 3 thì thường giao dịch trong ngắn hạn và họ thường bỏ qua các cơ hội đầu tư dài hạn với xu hướng cấp 1.
Do tính chất ngắn hạn nên ở xu hướng này rất dễ xảy ra khả năng bị cá nhân hoặc tổ chức lớn thao túng.
Xu thế chính gồm 3 giai đoạn phát triển
Xu hướng chính của thị trường gồm 3 giai đoạn phát triển.
3 giai đoạn phát triển của xu hướng tăng
Giai đoạn tích lũy
Về cơ bản, giai đoạn này là giai đoạn mà cổ phiếu đã đến cuối chu kỳ giảm. Mức giao động của nó không nhiều. Điều này cũng sẽ làm nhiều nhà đầu tư dễ chán nản. Tuy nhiên, rủi ro của giai đoạn này cũng rất thấp. Nhà đầu tư mới cũng sẽ khó đánh giá rằng cổ phiếu đã đến cuối chu kỳ giảm hay chưa.
Việc tích lũy hầu như diễn ra âm thầm ít làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường, giá cả hầu như không có biến động đáng kể.
Giai đoạn bùng nổ
Cuối giai đoạn tích lũy, giai đoạn tăng giá sẽ diễn ra. Mọi người ngày càng tích cực mua vào, làm cho giá tăng đột phá nên cộng đồng người dùng cũng sẽ càng quan tâm hơn, đẩy giá ngày càng cao lên, xu hướng tăng giá được hình thành rõ ràng.
Nếu giá tăng lên với khối lượng mua cao thì nhiều nhà đầu tư đã mua từ giai đoạn tích lũy sẽ dễ nhận được mức lợi nhuận khá tốt.
Giai đoạn quá độ
Khi không còn động lực tăng trưởng, nhiều nhà đầu tư sẽ chốt lời. Bởi vì cổ phiếu đã tăng nhiều ở giai đoạn trước nên thị trường sẽ chuyển vào vùng giảm điểm. Nếu nhà đầu tư đã mua ở cuối giai đoạn bùng nổ chắc chắn sẽ chịu thua lỗ nặng nề.
Những người mua ở giai đoạn này thường là trader mới, thiếu hiểu biết. Họ nghĩ thị trường chỉ đang điều chỉnh và tiếp tục tăng nhưng họ không biết rằng, cơ hội để bán được lúc này thật sự khá mong manh.
Khi tất cả những thông tin tồi tệ nhất đã được tung ra thì nếu là nhà đầu tư thông minh sẽ nhận thấy cơ hội sẽ bắt đầu tích lũy trở lại và lại tiếp tục theo 3 giai đoạn như trên.
3 giai đoạn phát triển của xu hướng giảm
Giai đoạn phân phối: Xu hướng giảm bắt đầu khi các nhà đầu tư tiếp tục mua vào vì tin tưởng giá tiếp tục tăng nhưng không biết rằng giá đang đu đỉnh.
Giai đoạn tuyệt vọng: Đây là thời điểm nhiều tin xấu được tung ra khiến cho nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoang mang và tìm cách bán tháo tất cả.
Giai đoạn sụp đổ: Đây là giai đoạn mà nhiều nhà đầu tư bán tháo khiến cho giá tuột dốc không phanh. Cuối giai đoạn này, sẽ bắt đầu lại giai đoạn tích lũy và lặp lại xu hướng mới.
Xu hướng thị trường được xác định bởi khối lượng giao dịch
Đối với xu hướng tăng của thị trường, khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng đều mỗi ngày. Nếu thị trường ở vùng giá giảm thì khối lượng giao dịch cũng sẽ giảm đều: giá cổ phiếu giảm không ai muốn mua cũng như vì thua lỗ nên nhiều nhà đầu tư sẽ không bán. Vậy nên mà khối lượng cũng sẽ giảm.
Cụ thể hơn, trong một xu hướng tăng giá khối lượng giao dịch mua vào sẽ tăng theo khi giá tăng và ngược lại, khối lượng giao dịch sẽ giảm khi giá di chuyển theo hướng ngược lại.
Chỉ số bình quân phải xác định lẫn nhau
Theo lý thuyết Dow, các xu hướng chính trên một chỉ số thị trường nên được xác nhận bởi các xu hướng được quan sát trên nhiều thị trường khác nhau. Dấu hiệu xảy ra trên biểu đồ này cần phải tương ứng với dấu hiệu xảy ra trên biểu đồ còn lại.
Ở thời điểm Dow đưa ra nguyên lý này, ông đang nhắc đến: chỉ số Vận tải Dow Jones và Trung bình công nghiệp Dow Jones như lý thuyết.
Xu hướng được duy trì khi có dấu hiệu đảo chiều
Một xu hướng mà theo lý thuyết Dow chính là sẽ đảo chiều khi có các dấu hiệu rõ ràng hơn. Tức là nếu thị trường đang có xu hướng đi lên hoặc đi xuống thì nó sẽ tiếp tục xu hướng đó cho đến khi có sự xác nhận đảo chiều rõ rệt.
Trong phân khúc thị trường, nhà đầu tư cần nắm bắt các dấu hiệu kịp thời để có những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Chu kỳ tăng giảm của thị trường sẽ có thể giống nhau nhưng khoảng thời gian đảo chiều chắc chắn sẽ chênh lệch khác nhau.
Hạn chế của lý thuyết Dow là gì?
Dẫu rằng đã trải qua hơn một thế kỷ, lý thuyết này vẫn đứng vững nhưng nó vẫn đang tồn tại một số hạn chế như sau:
+ Lý thuyết Dow không thể dự đoán tương lai: Lý thuyết Dow chỉ giúp các nhà đầu tư có thể phán đoán, xác định xu hướng hiện tại của thị trường chứ không có đúng trong tương lai.
+ Dow có độ trễ lớn: Xu thế chính của Dow gồm 3 giai đoạn. Vậy nên nếu các nhà đầu tư chỉ mua vào và bán ra ở giai đoạn bùng nổ của xu thế tăng và giai đoạn tuyệt vọng của xu thế giảm thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội nếu thị trường xảy ra nhiều biến động.
+ Dĩ nhiên, Dow không phải lúc nào cũng đúng. Bởi lý thuyết Dow bao gồm nhiều yếu tố như lạm phát, lãu suất hay thậm chí là cảm xúc của nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng ta lại quên đi mất nhiều yếu tố liên quan khác nư dịch bệnh, thiên tai,….những yếu tố này đều ảnh hưởng rất lớn đến giá cả của thị trường.
+ Nhà đầu tư khó khăn khi xác định thị trường: Xu hướng được hình thành từ những biến động giá cả trong một khoảng thời gian nào đó. Nhưng giá cả thị trường luôn biến động liên tục, nhiều nhà đầu tư cũng khó xác dịnh được xu hướng, khó theo 3 xu hướng chính, phụ và nhỏ như lý thuyết Dow đưa ra.
+ Dow khó áp dụng nếu giao dịch trung hạn và ngắn hạn: Lý thuyết Dow tập trung nhiều nhất vào xu hướng chính, tức là các nhà đầu tư cần phải đợi đỉnh và đáy rõ ràng. Chính vì vậy mà nhà đầu tư cần dành nhiều thời gian để tìm ra xu hướng hơn. Điều này đôi khi sẽ làm họ bỏ ra nhiều cơ hội đầu tư ngắn và trung hạn tốt.
Tổng kết
Lý thuyết Dow là lý thuyết phân tích kỹ thuật lâu đời và phổ biến, cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về xu hướng thị trường và giúp họ đưa ra được quyết định đầu tư hợp lý nhất. Việc đọc và tìm hiểu nguyên lý của lý thuyết Dow sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các chỉ báo phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng.
Hi vọng rằng bài viết “ Lý thuyết Dow là gì? 6 Nguyên lý ứng dụng và hạn chế “ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lý thuyết này đồng thời giúp bạn có thêm nhiều quyết định hợp lý trên con đường trở thành nhà đầu tư thông minh. Cuối cùng xin cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của dautukiemtien chúng tôi nhé.