Chắc hẳn đã nhiều hơn một lần bạn từng nghe đến Podcast đúng không? Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu được ý nghĩa của cụm từ này. Bởi đây đang là một trong những xu thế mới, cực kỳ thông minh trong thế giới âm thanh hiện đại.
Nếu như bạn có sử dụng điện thoại thông minh hệ điều hành iOS hoặc Android mà chưa biết đến Podcast thì đúng là một “lãng phí” lớn. Nhằm giúp người dùng hiểu hơn về ứng dụng này cũng như những lợi ích mà nó mang lại, dautukiemtien chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích ngay trong bài viết dưới đây.
>>>> Edunetwork là gì? Sự thật về dự án triệu đô Edunetwork
Podcast là gì?
Về bản chất thì Podcast là một phần mềm ứng dụng với vai trò là một Series lưu trữ những tập tin âm thanh theo định dạng MP3. Khi sử dụng ứng dụng, người dùng có thể tải xuống các bản âm thanh để nghe. Bạn có thể hình dung ứng dụng như một chương trình Radio, được người ta tạo ra và tải lên Internet rồi bạn sẽ tải chúng xuống và nghe qua iTunes, Iphone, iPad…..

Tuy nhiên, qua thời gian thì định nghĩa về Podcast cũng có sự thay đổi ít nhiều. Khi miêu tả về Vlog hay các phiên bản âm thanh thì nhiều người cũng dùng đến Podcast. Chủ đề của ứng dụng này cũng vô cùng vô dạng, bao phủ hầu hết các vấn đề trong cuộc sống. Bất cứ ai cũng có thể tạo một Podcast với thiết bị âm thanh đơn giản rồi tải nó lên Interenet là được.
Hiện, ứng dụng này đang có sẵn trên iTunes hoặc trong các dịch vụ phát nhạc trực tuyến của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy chúng trên Web hoặc các trình duyệt hiện có. Hiện ứng dụng chưa có Android bởi đây được xem là ý tưởng độc quyền của nhà Táo. Mức độ chuyên nghiệp của nó sẽ phụ thuộc phần lớn vào người sản xuất nội dung đó.
Phân loại Podcast
Khi ứng dụng này được nhiều người biết đến thì cũng là lúc các doanh nghiệp sẽ nhìn thấy nhiều tiềm năng từ nó. Trước khi tìm kiếm về lợi ích và cách tạo ra một Podcast như thế nào thì hãy xem chúng có những loại nào nhé.
Podcast phỏng vấn
Đây là dạng người dẫn chương trình sẽ phỏng vấn các khách mời của họ. Định dạng này khá phổ biến bởi không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên sâu. Khâu chuẩn bị thường là bên dẫn chương trình sẽ nghiên cứu các câu hỏi để phỏng vấn khách mời. Theo đó thì khách mời cũng cần một số kỹ năng mềm như kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng thuyết phục để có bản Podcast hoàn hảo.
Podcast Solo

Nếu như đang muốn bắt đầu một Podcast thì đây là một trong những định dạng tốt nhất mà bạn nên lựa chọn. Chúng thường được trình bày dưới dạng độc thoại, chính cá nhân bạn điều hành chương trình theo ý bạn muốn. Nội dung trên tệp cũng có thể dựa vào quan điểm cá nhân bạn để điều phối. Đây là dạng dễ sản xuất nhất, bạn cần là giọng nói của mình, biết cách ghi và chủ đề hấp dẫn để thu hút được nhiều người.
Podcast đa máy chủ
Hình thức này thường có hai hoặc nhiều người dẫn chương trình và có thêm sự năng động hơn dạng kiểu Solo. Nếu là doanh nghiệp và đang cần đối tác kinh doanh thì đây là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất. Đây là dạng đưa ra các cuộc thảo luận với nhiều quan điểm khác nhau mang đến nhiều giá trị giải trí hơn nhiều.
Lợi ích của Podcast là gì?
Theo thống kê thì khoảng hơn 60% người dùng trên 12 tuổi ở Hoa Kỳ nghe Podcast. Cộng với đó là hơn 40% người Mỹ xem Podcast hàng tháng. Điều này cũng cho thấy lợi ích tuyệt vời mà ứng dụng này mang lại cho người dùng. Đội ngũ dautukiemtien chúng tôi xin chia sẻ một số lợi ích tuyệt vời như dưới đây:
Giúp người dùng tiếp cận với những ý tưởng thú vị
Nội dung trên các Podcast thường được xây dựng theo thị hiếu, nhu cầu của khán giá. Chính vì vậy, nội dung trên đó bao phủ nhiều chủ đề khác nhau. Nội dung của chúng cũng luôn được xây dựng theo kiểu Talkshow nên được nhiều người yêu thích và chia sẻ tới cộng động người dùng.
Nhìn chung có rất nhiều ý tưởng thú vị mà bạn sẽ không tìm thấy ở bất kỳ một ứng dụng hay Blog nào khác ngoài Podcast. Thông tin trên ứng dụng này được đánh giá về mặt giá trị vô cùng cao.

Giúp trí tưởng tượng của người dùng thêm phong phú
Những ý tưởng xuất hiện trên ứng dụng sẽ phần nào giúp người dùng phát triển thêm trí tưởng tượng của mình. Bên cạnh đó, những thông tin phức tạp sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ chúng hơn. Vậy nên, đây được coi là phương tiện giúp bạn rèn luyện trí não của mình tốt hơn nhiều.
Giúp cải thiện, nâng cao trình độ ngoại ngữ
Trong Podcast ngôn ngữ được dùng chủ yếu là Tiếng Anh. Vậy nên, khi tiếp xúc và sử dụng chúng càng nhiều thì dĩ nhiên là trình độ ngoại ngữ của bạn cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Đối với những ai đang muốn trau dồi tiếng Anh thì hẳn đây là một cứu tinh vô cùng hoàn hảo.
Podcast hoạt động như thế nào?
Bạn cần phải hiểu được cách thức hoạt độn của chúng trước khi tiến hành tạo một Podcast cho riêng mình. Về cơ bản thì ứng dụng này gồm các file âm thanh và thường ở định dạng MP3, phân phối qua nguồn RSS. Vào năm 2003, RSS đã thay đổi chức năng và cho phép các tập tin âm thanh này có thể vào trong nguồn cấp và gửi đến người dùng. Cách thức hoạt động của chúng như sau:

Người làm Podcast sẽ tạo ra một file âm thanh tùy theo bạn mong muốn. Sau đó sẽ tải chúng lên một nền tảng lưu trữ là Podcast Hosting. Tại đây sẽ tạo ra được rất nhiều nguồn cấp dữ liệu cho kênh Podcast của bạn. Chính vì vậy các ứng dụng này sẽ nạp RSS Feed. Lúc này người dùng thoải mái đăng ký, tải xuống hoặc nghe Online ngay cả trên ứng dụng này.
Hướng dẫn sử dụng Podcast từ A – Z
Mời bạn tham khảo các thông tin hữu ích ngay dưới đây.
Cách tạo ra một Podcast hiệu quả
Bạn có thể sử dụng ghi bằng điện thoại thông minh của mình nhưng tốt hơn hết thì bạn vẫn nên đầu tư một cái Micro. Với chiếc Micro tốt thì tệp âm thanh của bạn càng sắc nét hơn. Bởi chất lượng âm thanh đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của các Podcast.
Hãy lựa chọn một chiếc Micro động có khả năng thu giọng nói của bạn một cách rõ ràng và không chèn thêm bất kỳ âm thanh không mong muốn phát ra, làm ảnh hưởng đến tệp ghi của bạn. Hoặc bạn cũng có thể chọn tai nghe Headphone. Nếu là một Podcasting với nhóm thì đây chắc chắn là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời.

Sau khi chọn xong, hãy bắt đầu ghi âm, tải lên và quảng cáo. Trước khi nhấn nút ghi thì bạn cũng nên định dạng rõ một số điều sau:
- Podcast của bạn sẽ định dạng như thế nào?
- Nội dung trong Podcast sẽ ra sao?
- Ai sẽ là thính giả mà bạn hướng đến?
Khi trả lời đúng những câu hỏi này thì bạn sẽ dễ dàng tạo ra được Podcast chuyên nghiệp nhất.
Cách đưa Podcast lên Apple
Tham khảo chi tiết các bước bên dưới nhé:
Bước 1: Tạo nguồn cấp RSS cho tệp âm thanh bạn vừa ghi. Nếu như tải chúng lên các trang web như Anchor, Transistor thì việc làm này sẽ được tự động cho bạn.
Bước 2: Đăng nhập vào Apple Podcast Connect thông qua podcastconnect.apple.com.
Bước 3: Nhập URL cho tập dữ liệu của bạn và kích chọn vào Xác thực. Lúc này, Apple sẽ lấy chi tiết như tiêu đề, ảnh minh họa, mô tả cho nguồn cấp dữ liệu của bạn. Sau đó, bấm chọn Gửi.

Sau đó, Apple sẽ gửi cho bạn một thông báo xác nhận rằng đang xem xét tệp của bạn. Quá trình xem xét này thường diễn ra trong vòng 24h đến 48h, nếu như được chấp thuận bạn sẽ nhận được một thông báo mới. Như vậy mọi người đã có thể tìm kiếm Podcast của bạn trong ứng dụng rồi đấy.
Để quảng bá cho tệp của mình một cách hiệu quả nhất thì trang web bạn tải lên chiếm phần lớn quyết định. Bạn có thể chia sẻ tệp trực tiếp lên mạng xã hội như Twitter, Facebook, Linkin,…..hoặc những nơi tùy chọn chia sẻ mạnh có sẵn.
Cách đồng bộ Podcast của bạn trên iPhone, iPad
Việc đồng bộ này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc tải một Podcast giống nhau lên nhiều nền tảng. Để làm được điều này, bạn thực hiện theo các thao tác như sau:
Bước 1: Mở giao diện chính, vào mục Setting rồi chọn biểu tượng Podcast.

Bước 2: Bật nút “ Đồng bộ hóa Podcast’’ sang phím On màu xanh.
Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản AppleID thì các tệp của bạn đã được đồng bộ trên các thiết bị rồi đấy.
Cách cài đặt tần suất Refresh theo định kỳ
Bước 1: Mở giao diện chính của Iphone, truy cập vào Setting chọn ứng dụng Podcast.
Bước 2: Kích chọn vào mục Refresh Every tức là lặp lại mỗi ngày
Bước 3: Chọn tần suất lặp lại bạn mong muốn như: 1 tiếng, 6 tiếng, ngày, tuần, tháng….

Như vậy là đã xong các thao tác cài đặt tần suất Refresh theo định kỳ trên Iphone, Ipad rồi nhé.
Bạn có thể nghe Podcast ở đâu?
Chắc hẳn bạn đã hiểu Podcast là gì, cách tạo chúng ra sao rồi đúng không? Đã đến lúc bạn bắt đầu thưởng thức thành quả của mình? Nhưng bạn có thể nghe chúng ở đâu?
Nghe Podcast trên Web
Cách dễ nhất là bạn có thể nghe qua các trình duyệt Web trên máy tính của bạn. Sử dụng Spotify hay SoundCloud, bạn mở một trang Web rồi nhấp chọn vào Play. Dù có thể duyệt iTunes trên các trình duyệt Web nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể nghe các tệp đâu nhé.
Nghe Podcast trên Android
Đây có lẽ là điều mà nhiều người dùng hệ điều hành Android mong mỏi đúng không? Bạn có thể sử dụng ứng dụng phổ biến nhất là Player FM. Với ứng dụng này, bạn còn có thêm các tùy chọn như Sleep Time hẹn giờ tắt và nhiều tùy chọn tiện ích khác.

Nghe Podcast trên iTunes
Như chúng tôi đã đề cập trước đó thì iTines là trình duyệt nổi bất nhất mà bạn nên dùng. iTunes được cài đặt và thiết lập với tài khoản Apple nên bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các Podcast nhất là những top hay những tệp với từng chủ đề cực phong phú. Chính vì vậy, nhiều người đã nhận định iTunes chính là ngôi nhà của Podcast.
Nghe Podcast qua TV
Bạn có thể thưởng thức thành quả của mình thông qua màn hình TV rộng lớn bằng cách sử dụng các phần mềm như Kodi hoặc Chromecast nhé. Bạn có thể dễ dàng cài đặt tiện ích mở rộng iTunes trên chúng và truy cập mọi đăng ký hiện có theo cách đó.
Xu hướng trong tương lai của Podcast
Tại Việt Nam dù chưa có thống kê cụ thể nào nhưng ở trên thế giới thì những số liệu thống kê cụ thể dưới đây cũng đủ nói lên độ HOT của ứng dụng này rồi.
- 197 triệu người Mỹ đã nghe về chúng. Trong đó có hơn 32% người Mỹ nghe chúng mỗi tháng.
- Có hơn 45% người nghe Podcast có thu nhập hàng năm hơn 250.000$.
- Các doanh nghiệp đã chi hơn 500 triệu đô cho việc xây dựng và quảng cáo ứng dụng vào năm 2020.
- Các thương hiệu quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ trên chúng đã nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình lên hơn 14%/ năm.

Từ những con số này cho thấy trong tương lai thì ứng dụng này sẽ càng phổ biến hơn. Đây được xem là một hướng đi thông minh của nhiều người dùng, kể cả các doanh nghiệp. Vậy nên, nếu bạn là Blogger hay làm Marketing thì đây là điều bạn không thể bỏ lỡ.
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì Podcast có thể nói là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc rèn luyện và giúp phát triển kỹ năng của cá nhân rất nhiều. Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được trọn bộ Podcast là gì rồi nhé. Đừng quên like, share, comment bên dưới bài viết để ủng hộ đội ngũ chúng tôi. Chúc bạn tạo được Podcast hấp dẫn, thú vị của riêng mình nhé!