Quyền chọn – Làn sóng thứ ba của thị trường tiền điện tử
Thị trường tiền điện tử đã từng trải qua hai “làn sóng” lớn là Spot (giao ngay) và Futures (hợp đồng tương lai). Hiện nay quyền chọn (Options) đã và đang trở thành một chủ đề nóng của giới đầu tư, ngày càng nhiều trader tìm hiểu về quyền chọn - sản phẩm phái sinh giúp nhà đầu tư vừa bảo vệ được tài sản, vừa có thể tối ưu lợi nhuận gấp nhiều lần.
Trong thị trường tài chính truyền thống thường trải qua 3 giai đoạn phát triển, thị trường giao ngay (Spot market), Hợp đồng tương lai (Futures market) và cuối cùng là Quyền chọn (Options market). Thị trường tiền điện tử chắc chắn cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Cùng điểm qua những minh chứng cho thấy quyền chọn chắc chắn là làn sóng thứ ba đang bùng nổ mạnh mẽ thị trường tiền điện tử trong thời gian tới:
Đánh giá về Quyền chọn từ các chuyên gia
Ông Greg Magadini – giám đốc bộ phận phái sinh tại Amberdata – nền tảng dữ liệu hàng đầu về blockchain cũng như crypto, đánh giá rằng Quyền chọn DeFi sẽ tạo ra “kỷ nguyên mới”, đưa thị trường tiền điện tử đến thời kỳ đỉnh cao.
Vào tháng 12 năm 2021, khi trao đổi với Coindesk, các chuyên gia từ Goldman Sachs từng dự đoán và nhận định thị trường quyền chọn sẽ là Bước Tiến Lớn quan trọng tiếp theo của tiền điện tử. Người đứng đầu toàn cầu về giao dịch tiền điện tử của ngân hàng đầu tư đa quốc gia – ông Andrei Kazantsev cũng cho rằng bước tiếp theo của crypto chính là tạo ra các thị trường quyền chọn.
Những con số biết nói
Theo số liệu mới nhất từ DeFi Llama – công cụ thống kê và theo dõi toàn bộ thị trường phi tập trung, tổng giá trị khóa (TVL) của riêng 10 thị trường Quyền chọn DeFi hàng đầu đã lên đến hơn 180 triệu đô, xu hướng giao dịch Quyền chọn là rõ ràng và ngày càng phổ biến.
Mặc dù tháng 1 năm 2023 được coi là giai đoạn khá ảm đạm của thị trường tiền điện tử, nhưng lại là khởi đầu của giai đoạn bùng nổ quyền chọn. KLGD Quyền chọn đồng ETH trên Deribit đã tăng kỷ lục lên 5.4 triệu đô vào tháng 1/2023, tăng 36% so với tháng 12/2022. KLGD Quyền chọn đồng Bitcoin cũng đã tăng lên 10% so với tháng 12.
Lựa chọn sàn giao dịch Quyền chọn: Sàn DEX hay CEX tốt hơn?
CEX (Centralized Exchange)là sàn giao dịch tập trung, được xây dựng trên nền tảng CeFi. Với sàn CEX, người dùng cần đăng ký trên sàn, tạo tài khoản, nạp tiền vào sàn và thường yêu cầu xác minh danh tính (KYC) thì mới đủ điều kiện để bắt đầu giao dịch. Bởi vậy, tài sản của người dùng thường được kiểm soát bởi sàn.
DEX (Decentralized Exchange) là sàn giao dịch phi tập trung, được xây dựng trên nền tảng DeFi. Khác với sàn CEX, các sàn DEX không yêu cầu người dùng tạo tài khoản mà chỉ cần kết nối ví điện tử DeFi (VD: Metamask, Trust Wallet,..) là có thể giao dịch được. Khi giao dịch tại sàn DEX, người dùng thường an tâm hơn vì được toàn quyền kiểm soát tài sản của mình.
CeFi thì quen thuộc với người dùng hơn do người dùng được các sàn tạo ví sẵn cho khi đăng ký, tuy nhiên chỉ 7 ngày sau khi FTX sụp đổ, khối lượng giao dịch trên các sàn DEX đạt con số khổng lồ 32 tỷ đô la. Nhiều sàn DEX đã công bố KLGD tăng mạnh chỉ sau 1 thời gian ngắn: Sàn Uniswap tăng KLGD gấp 3 lần từ 1,3 tỷ đô lên hơn 4,2 tỷ đô chỉ sau 1 ngày FTX phá sản; sàn Curve tăng KLGD gấp đôi từ 700 triệu đô lên hơn 1,3 triệu đô chỉ sau vài giờ.
Sự sụp đổ của FTX cũng đã tạo nên cơn sốt rút tiền khỏi các sàn CEX và khiến các nhà đầu tư tìm đến ví DeFi nhiều hơn: số địa chỉ ví tiền điện tử BTC mới tăng lên 151.212 chỉ sau một thời gian ngắn.
So sánh với CeFi, DeFi được đánh giá là linh hoạt và minh bạch hơn. Theo dự đoán mới nhất của ông Magadini, sự kết hợp giữa DeFi và phái sinh sẽ tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân vào năm 2023, đặc biệt là giao dịch Quyền chọn. Ông thậm chí cho rằng nếu nhà đầu tư học được cách đọc thị trường và nắm bắt xu thế thì sắp tới mọi nhà đầu tư đều muốn giao dịch Quyền chọn DeFi, và thị trường tiền điện tử sẽ thực sự tiến lên thời kỷ đỉnh cao mới.
Deribit và DBOE, hai đại diện nổi bật nhất hay cuộc chiến giữa CeFi và DeFi
Deribit hiện đang là sàn giao dịch quyền chọn tập trung (Options CEX) phổ biến nhất về quyền chọn tiền điện tử, nhưng vẫn còn bộc lộ rõ nhiều hạn chế như giao diện còn khá khó dùng, gần như chỉ phù hợp với dân tài chính, nhà đầu tư chuyên nghiệp. Thêm vào đó, vì tính chất là sàn CEX nên Deribit vẫn tiềm ẩn những rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân, nhất là sau sự sụp đổ của nhiều sàn giao dịch như FTX vào năm ngoái.
Sàn Deribit cũng không có bản tiếng Việt, các tài liệu hướng dẫn đầu tư đều hoàn toàn bằng tiếng anh, nên tương đối khó người dùng Việt không giỏi tiếng anh.
Với đặc thù của sàn giao dịch DeFi và việc đưa ra tính năng dàn trải giá, DBOE giúp nhà đầu tư tham gia được đầy đủ các quyền chọn. Người dùng không chỉ được chủ động hoàn toàn với tài sản của mình, trong quyền chọn nhà đầu tư còn được cung cấp minh bạch các vị thế Buy/Sell các quyền chọn Call/Put. DBOE cũng đưa quyền chọn châu Âu truyền thống vào thị trường tiền điện tử tạo ra sự đột phá và thân thiện với nhà đầu tư.
Thiết kế giao diện của DBOE cũng nhận được nhiều sự khen ngợi của các nhà đầu tư vì sự tinh tế, đơn giản và dễ sử dụng. Nhà đầu tư chỉ mất chưa đến 15s để làm quen và sử dụng. Gần đây nhất DBOE cũng đã kết hợp với giải pháp Chainalysis trong việc đẩy mạnh tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về chống rửa tiền (AML) và Tài trợ cho khủng bố (TF), nhằm nâng cao bảo vệ người dùng và các nhà đầu tư.
Sự kết hợp giữa Clob và DeFi, cho phép DBOE có tính thanh khoản cao, trong khi mức phí rẻ hơn nhiều và thân thiện quen thuộc với những người từng giao dịch trên các sàn CeFi.
DBOE bởi vậy có thể nói là một trong những sàn quyền chọn DEFI xuất sắc nhất hiện giờ.